Điểm khác biệt giữa các công nghệ panel của LCD

TTO – LCD hiện là công nghệ được nhiều người lựa chọn bởi tính thẩm mỹ, tiết kiệm lượng điện năng tiêu thụ. Tuy nhiên, thực tế có khá nhiều công nghệ hiển thị LCD, độ phân giải màn hình cùng nhiều các yếu tố khác, chủ yếu là bảng hiển thị (panel display) nên việc lựa chọn đúng sẽ đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu sử dụng.

Điểm khác biệt giữa các công nghệ panel của LCD

Các khung hình hiển thị (panel display) của TV hay màn hình LCD ngày càng đa dạng – Ảnh minh họa: Internet

Cơ bản về một bảng hiển thị

Trước khi hiểu về những công nghệ panel khác nhau mà phổ biến nhất là TN và IPS, đầu tiên chúng ta cần hiểu rõ về những gì mà một panel (khung hiển thị) thực hiện được.

LCD (Liquid Crystal Panel – hay còn gọi là tinh thể lỏng) là thế hệ màn hình hiện đại có kích thước cực kỳ mỏng, được tạo từ nhiều thành phần khác nhau bao gồm các panel. Các panel là một tấm phẳng của vật liệu có chứa tinh thể lỏng sẽ phản ứng theo những cách khác nhau khi dòng điện tác dụng vào.

Panel không làm việc một mình, đèn nền chiếu sáng thông qua một bảng điều khiển để tạo ra một hình ảnh để có thể xem được. Bạn hãy tưởng tượng nhìn vào nó như một kính vạn hoa nếu xem nó trong một căn phòng sáng rực rỡ sẽ thấy hình dạng và màu sắc, nhưng nếu cố gắng sử dụng nó trong một phòng tối bạn sẽ thấy không có gì cả.

Panel TN

TN là thuật ngữ viết tắt của Twisted Nematic, tên kỹ thuật cho công nghệ tinh thể lỏng sử dụng bảng điều khiển. Các tinh thể lỏng trong một panel TN có thể xoắn khi dòng điện được áp dụng. Tuy được sử dụng phổ biến nhưng panel TN không phải là công nghệ màn hình hiển thị tốt nhất. Nó không thể hiển thị rộng một loạt màu sắc như một số công nghệ khác và hình thành các tinh thể gây ra các vấn đề khi bạn đang cố gắng xem màn hình ở một góc độ không phù hợp.

Công nghệ Panel TN có thời gian đáp ứng tốt, khả năng làm mới hình ảnh tốt nên được các game thủ đánh giá cao. Ngoài ra, công nghệ này có giá rẻ nhất so với các công nghệ hiện hành, bạn có thể tìm thấy nó xuất hiện ở khắp mọi nơi như các cửa hàng…

Panel ISP (In-Plane Switching)

ISP cho phạm vi hoạt động của màu sắc và góc nhìn hỗ trợ tốt hơn, đây là thế hệ panel được sử dụng phổ biến hiện nay. Có hai khác biệt lớn về kỹ thuật để IPS được quan tâm đó là bảng điều khiển được sắp xếp khác nhau và mỗi tinh thể có điện cấp ở hai đầu thay vì chỉ một.

Ưu điểm rõ rệt của các panel IPS là khả năng hiển thị hình ảnh chi tiết tuyệt đẹp. Panel IPS có thể cho chất lượng màu đầy đủ 8-bit và hầu hết công ty sản xuất panel màn hình có thể tự hào khoe về khả năng của màn hình để hiển thị gam màu rộng hơn. Điều này là vô cùng quan trọng cho những người chuyên chỉnh sửa ảnh số và làm nghệ thuật. Màn hình với panel IPS còn cung cấp góc nhìn rộng hơn, có nghĩa là bạn không nhất thiết phải ngồi thẳng với màn hình để nhận chất lượng hình ảnh của màn hình phát ra nữa.

Panel IPS có thời gian đáp ứng chậm hơn so với panel TN và một số màn hình lớn hơn sử dụng công nghệ panel IPS không phải là sự lựa chọn sáng giá cho các game thủ do tính năng này. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của panel IPS lại nằm ở chi phí giá cả: panel lớn hơn sẽ đắt hơn. Chính vì vậy mà với một màn hình IPS 24 inch cũng có giá thường cũng phải trên 400 USD.

Dell UltraSharp series là dòng nổi tiếng nhất sử dụng panel IPS ở Bắc Mỹ. Bạn cũng có thể tìm thấy các panel IPS trong iPad, iMac và iPhone 4.

Các công nghệ panel khác

Nếu bạn muốn mua một màn hình LCD, bạn gần như chắc chắn sẽ kết thúc sự lựa chọn giữa panel TN hoặc panel IPS. Tuy nhiên, có một vài công nghệ panel khác đang tồn tại, bao gồm MVA (Multi-domain VA) và PVA (Patterned VA) thuộc dòng panel VA.

Công nghệ này bạn sẽ không thấy thường xuyên bởi nó xuất hiện ở những màn hình cực kỳ đắt tiền, được thiết kế cho các chuyên gia và nghệ sĩ kỹ thuật số. Màn hình sử dụng panel MVA và PVA cung cấp đầy đủ 8-bit màu sắc (có những mô hình hỗ trợ đến 10-bit và 16-bit màu) và các công nghệ này thường cung cấp góc nhìn rộng nhất và sâu sắc nhất so với những công nghệ khác. Cũng như đặc điểm tương tự với IPS, VA có giá không hề rẻ chút nào.

Ưu điểm của công nghệ panel TN là có thời gian đáp ứng rất nhanh (từ 2-5ms) nhưng khả năng hiển thị màu sắc kém và góc nhìn hạn chế nên chỉ thích hợp sử dụng trong các màn hình LCD phổ thông, không đòi hỏi cao về chất lượng hiển thị.

Công nghệ panel VA có khả năng tái hiện màu sắc sặc sỡ, độ tương phản cao và mở rộng góc nhìn ra 170o theo cả hai chiều. Dựa trên công nghệ VA (Vertical Alignment), các nhà sản xuất lần lượt đưa ra thêm MVA (Multi-domain VA) và PVA (Patterned VA).

Được đánh giá tốt nhất về chất lượng hiển thị so với các công nghệ panel khác, công nghệ panel IPS có khả năng thể hiện màu sắc trung thực và rất ấn tượng, gần tương đương như màn hình CRT và góc nhìn lớn nhất; nhược điểm là chi phí cao. Hiện có khá nhiều biến thể của công nghệ này như S-IPS (Super-IPS), AS-IPS (Advanced Super IPS), A-TW-IPS (Advanced True White IPS), trong đó S-IPS là phổ biến nhất.

Lưu ý: Để biết cụ thể màn hình LCD sử dụng công nghệ panel nào, bạn có thể vào trang TFTCentral, nhập model sản phẩm, tên nhà sản xuất và chọn tìm thông tin liên quan.

BẠCH ĐẰNG

* Bài viết có tham khảo thuật ngữ từ PCWorld Việt Nam

Source: Báo Tuổi Trẻ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.