Lễ hội thi thổi cơm

Sáng nay (8/1 âm lịch), người dân làng Thị Cấm, xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm tề tựu đông đủ tại sân đình để cùng nhau đua tài trong hội thi thổi cơm truyền thống đầu năm. > Trai Hà thành trổ tài vật cầu đầu xuân/ Trò chơi dân gian thu hút du khách ngày Tết

Hội làng Thị Cấm, xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm (Hà Nội) có tục thổi cơm thi vào mỗi mùng 8/1 âm lịch hàng năm với sự tham dự của đông đảo dân làng và du khách quanh vùng.
Sử sách ghi lại từ thời vua Hùng thứ 18, có đôi vợ chồng tướng tiên phong là Phan Tây Nhạc và Hoa Dung dẫn quân qua làng đi dẹp giặc. Dân làng xin đi theo, tướng quân bèn mở cuộc thi thổi cơm để chọn người nuôi quân giỏi.
Vợ chồng tướng quân mất, được làng thờ làm Thành hoàng và hàng năm đến ngày sinh của ông 12/2 âm lịch, làng mở hội giã gạo thổi lửa nấu cơm thi để tưởng nhớ ông.
Hội thi gồm 4 đội (dân làng thường gọi là giáp), mỗi giáp được cử 10 người dự thi bao gồm cả nam lẫn nữ không phân biệt tuổi tác. Sau khi được phát trang phục cùng đồ đạc, nguyên liệu phụ nữ dần sàng, lọc vỏ thóc, nam giới giã gạo và kéo lửa bằng cây giang.
Theo truyền thống xưa, dân làng thường nấu cơm bằng niêu đặt trên chiếc kiềng ba chân và nhóm lửa rơm, củi. Vì vậy những hạt cơm này thường trắng và thơm ngon nếu người nấu khéo léo xử lý ngọn lửa sao cho vừa tầm.
Sau giai đoạn lửa đến phần ủ tro cho cơm chín đều. Lúc này các niêu cơm nằm kín bên trong các ụ rơm đốt.
Quang cảnh sân đình làng Thị Cấm sôi động cùng làn khói mịt mù.
Một cụ ông nhiệt tình cổ vũ hội thi bằng những màn nhảy trên lửa.
Khói và nóng bức, một nghệ nhân liên tục đưa tay lên mặt lau mồ hôi.
4 bát cơm trắng và tơi ngon đã đánh số được xới đặt lên ban thờ của đình.
Các cụ ông cao tuổi trong làng nắm vai trò cầm cân nảy mực chấm điểm. Cơm của đội nào hạt dẻo, thơm nhất, chín đều sẽ giành giải nhất của làng.
Và giải thưởng cho đội giải nhất chỉ là một chút quà nhỏ nhưng có ý nghĩa tinh thần lớn lao kèm theo sự may mắn, tài lộc đến với họ trong năm mới.

Hoàng Hà

Source: Báo VNExpress

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.