10 Game gây thất vọng nhất trong làng game (Phần 1)

(DTG) – Trang web 1Up đưa ra danh sách 10 Game không xứng đáng với cơn sốt chờ đợi nó. Hẳn bạn sẽ ngạc nhiên với những cái tên có trong này như…Final Fantasy VIII hay…Assasin’s Creed.

Chúng tôi (The 1Up-ND) xin trình bày danh sách 10 game thất vọng nhất — chúng không xứng đáng với cơn sốt kinh khủng dành cho mình. Chúng không hẳn là game tồi — thực ra, hầu hết đều khá hay. Chỉ là vì lý do gì đó, chúng kém hơn mong đợi. Hãy cùng chia sẻ những quan điểm này.

Final Fantasy VIII
Hệ máy: PS1 | Năm phát hành: 1999

Tại sao lại có cơn sốt?
Cốt truyện viết bởi các nhà biên kịch chuyên nghiệp, nhạc nền mang giai điệu La-tinh hơn nữa, và không còn có những nhân vật hoạt hình méo mó nữa. Mọi thứ sẽ rất hào nhoáng và như thật và được viết bởi những người biết cách kể chuyện thay vì mấy câu chuyện vớ vẩn của anime. Này, bạn có xem đoạn phim mở màn đó chưa? Mấy gã đó cứ như muốn đập nát nhau ra và dàn nhạc thật tuyệt. Tôi cá là họ phải chiến đấu vì thứ gì đó thật sự, thật sự quan trọng. Ý tôi là đó không thể nào là cuộc đánh lộn của học sinh hay thứ gì như thế cả.

Nó đã thất bại như thế nào?
FF8 đã sai rất nhiều thứ. Hình vẽ chán ngắt và hệ thống junction khó hiểu đến mức vô nghĩa, đối với người mới chơi. Nhưng vấn đề chính, như hầu hết mọi người đều quan tâm, là nó không phải Final Fantasy VII phần 2. Hãy nói bất cứ điều gì bạn muốn về 7… hẳn sẽ rất nhiều. Vào thời điểm này tôi nghĩ thật nhiều người (hoặc bọn mọt sách) đã bỏ thời gian để ca ngợi Final Fantasy 7 thay vì thật sự bỏ thời gian ra chơi nó. Than phiền rằng FF8 thiếu những điểm hấp dẫn của FF7 bây giờ thì thật là đáng tranh cãi, bởi vì FF7 đã có quá nhiều bản tiếp theo, bản trước đó và bản ăn theo đến nỗi nếu tính chúng vào dòng game chính thì chắc hẳn họ có thể nộp đơn xin cho Final Fantasy làm một game giáo dục cách sử dụng số đếm La Mã, đề phòng có lúc chúng ta muốn đọc bản quyền của các bộ phim cũ chẳng hạn.

Thời điểm thất vọng:
Nói về chuyện tình yêu thì FF8 rõ ràng có cảnh lãng mạn kỳ cục và khó hiểu nhất trên đời. Squall và Rinoa, đến tận lúc đó vẫn chẳng mấy khi trò chuyện, vừa mới quét sạch bọn sinh vật ngoài hành tinh trên chiến phi thuyền. Nàng liền rơi tõm vào lòng chàng, rồi bản nhạc ngớ ngẩn của Faye Wong cất lên, và rồi trong phần còn lại của game thì họ… à, chả có gì say đắm nhau lắm. Họ vẫn chẳng mấy khi trò chuyện. Nhưng thôi, dành cho học sinh cấp ba mà.

Assassin’s Creed
Hệ máy: PS3, 360 | Năm phát hành: 2007

Tại sao lại có cơn sốt?
Trái ngược với quan điểm phổ biến, Ubisoft không hề bán rẻ nhà sản xuất Jade Raymond cho người chơi, mà thật ra là bán một tựa game thế giới mở tham vọng đến mức nó đã giả vờ là chỉ tung ra trên PS3. À, ít ra cho đến khi Ubisoft nhận ra thật cay đắng là một game về một tay sát thủ khốn kiếp lại không gây sốt trên một hệ máy đến mức không có lấy nổi một cuộc chém giết nhau để giành mua. Nghiêm chỉnh một chút thì đây là bản phát triển tự nhiên, kế tiếp của loạt game Prince of Persia, giờ có đồ họa thế hệ mới và có lẽ cả thiết kế game thế hệ mới luôn. Đó là một thế giới khổng lồ, chi tiết thu hút sự hỗn độn của vùng Trung Đông.

Nó đã thất bại như thế nào?
Nó quên mất nó là, ờ, một game. Đúng vậy, Assassin’s Creed thật sự chưng diện đồ họa bóng bẩy, nhưng gameplay thật sự chỉ là một thứ: giết một đám công tử già. Dĩ nhiên bạn có thể thu thập các lá cờ ngẫu nhiên, nhưng rõ ràng là Ubisoft đã bỏ quá nhiều thời gian để dựng nên một sân chơi quá đẹp đến nỗi chưa kịp nghĩ xem nên làm gì bên trong đó. Dĩ nhiên nó là một game tự do, nhưng không có gì để làm với sự tự do đó cả. Tương tự như bạn có 200 kênh truyền hình nhưng không có gì để xem, Assassin’s Creed đem đến các thành phố khổng lồ mà không có gì để làm ở đó cả. Nói vậy không phải là bạn có nhiều thứ để làm trong Assassin’s Creed, nhưng ngoại trừ thỉnh thoảng có một số thứ thú vị, thì các mục tiêu trong nhiệm vụ cứ lặp đi lặp rại rất nhàm chán, còn các gợi ý nhiệm vụ thì rất ngớ ngẩn (“Tôi chỉ có thể nói thế này: Bạn phải khôn ngoan. Đó là tất cả những gì tôi có thể nói để giúp bạn”), và chiến đấu trực diện thì dở tệ. Cơ bản là cứ nhấp X để chiến thắng. Nếu có bất kỳ game hiện đại nào đã không thể xứng với những lời tán dương như là “chúa cứu thế” trước khi được tung ra, thì đó hẳn phải là Assassin’s Creed. Thật đáng thương cho những ai lỡ mua cái game chưa hoàn chỉnh thảm hại này.

Thời điểm thất vọng:
Mọi mục tiêu nhiệm vụ ở mọi thành phố đều yêu cầu bạn làm Điều Y Hệt: giải cứu cư dân, leo lên tháp để mở rộng bản đồ (và có thêm mục tiêu mới), móc túi, tra khảo, nghe lén. Công thức của một gameplay hấp dẫn à? Không! Công thức của một thảm họa kỹ thuật số lười biếng!

Fable
Hệ máy: Xbox | Năm phát hành: 2004

Tại sao lại có cơn sốt?
Nó sẽ là game lớn nhất từ trước đến giờ, câu chuyện về một đời người và mọi chọn lựa của anh ta. Trồng một hạt đậu hồi còn nhỏ, theo lời người ta đồn, thì khi bạn trở thành người lớn và quay lại, nó sẽ trở thành một cây sồi vĩ đại! Các lựa chọn về mặt đạo đức của bạn ban đầu sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến kết quả câu chuyện! Các câu suy nghĩ sẽ làm bạn điên đầu, Peter Molyneux thề như thế.

Nó đã thất bại như thế nào?
Fable rốt cục lại là game “chơi 10 tiếng rồi vứt” lớn nhất mà bạn từng chơi… ngoại trừ một số game khác có thể lớn hơn một chút. Việc trồng hạt đậu không có trong danh mục lựa chọn, và tính đạo đức của quyết định của bạn cơ bản chỉ dồn lại để xem bạn là tên khốn đến mức nào (và các NPC ngẫu nhiên nào đó sẽ sợ hãi đến mức nào khi bạn vào phố mua hàng). Sự khác biệt cơ bản do các quyết định của bạn đem lại là kết cục game… mà điều này cũng chỉ bị ảnh hưởng bởi một quyết định ngay phút cuối cùng. Thật là đau đầu nhỉ!

Thời điểm thất vọng:
Vào cuối game, nhân vật thay đổi, già cỗi, phát triển của bạn là một cụ ông anh hùng… và mọi người khác vẫn y như hồi bạn bắt đầu nhiệm vụ. Thật hay khi có một người hùng thay đổi dần dần qua cuộc hành trình, nhưng bạn sẽ khá cần một thế giới thay đổi tương ứng theo để làm cho điều đó có vẻ thuyết phục chứ!

Metal Gear Solid 2
Hệ máy: PS2 | Năm phát hành: 2001

Tại sao lại có cơn sốt?
Nên bắt đầu ở đâu nhỉ? Metal Gear 2 là một game mang lại cơn sốt cụ thể. Cứ như mọi vật thể bất động trong cái tàu chở dầu đó đều có một trang giới thiệu riêng. Hãy nhớ khối băng trong cốc mà bạn có thể làm đổ và thấy nó tan ra không? Tuyệt, bạn có thể đập nát rau củ và bắn vỡ bóng đèn. Ai biết một game đã choáng trang nhất của hàng tá tạp chí lại chỉ dài khoảng 2 giờ, tiếp theo là một game hoàn toàn khác chúng ta chưa từng nghe thấy? Chúng ta bỏ hàng năm trời thèm thuồng một tiêu điểm gây sốc trong tàu chở đầu đó, rồi nó lại bị tráo bằng các căn phòng lục giác và lối đi hệt nhau, trống trơn. Nhân vật chính cộc lốc, tự tin của chúng ta bị thay bằng một cậu nhóc còn bối rối chuyện giới tính và trong suốt game chỉ trò chuyện điện thoại với cô bạn gái hung hăn thụ động của mình.

Nó đã thất bại như thế nào?
Còn được gọi là “lý do tôi không còn tin bất kỳ thứ gì xuất phát từ miệng Hideo Kojima nữa”. MGS2 đáng nhớ nhất với tư cách con mồi ngoạn mục nhất trong lịch sử game. Dĩ nhiên, có thể các ông đã làm được một điều tài tình, hoàn toàn làm đảo lộn mọi mong đợi bằng một game chỉ xoay quanh cuộc khủng hoảng nhân thân và định nghĩa thực tại. Rất tuyệt. Vấn đề là chúng tôi đã phải bỏ 60 đô cho nó đấy.
Thời điểm thất vọng:
Otacon hoàn toàn suy sụp sau cái chết của em gái mình. Chỉ là chúng tôi đã không ngờ lại có một đoạn độc thoại kỳ dị sau khi chết này trong Metal Gear ở thời điểm đó. Chúng nói chung chỉ là không liên quan đến việc ai đó khóc lóc thú nhận đã ngủ với mẹ mình khi còn nhỏ. Có người bạn có thể nói mấy chuyện đó, Otacon, và cũng có lý do tại sao bạn phải trả họ nhiều tiền để được nghe.
 
TaKa
Theo 1Up

Source: Báo Dân Trí

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.