Thời hoàng kim của cổ phiếu ‘đại gia’

Giá cổ phiếu của những công ty này từng lên mức đỉnh và chưa bao giờ trở lại, bởi họ không thể tăng trưởng nhanh như trước hoặc phải hứng chịu những cuộc khủng hoảng quá nặng nề.

Tạp chí 24/7 đã đưa ra danh sách 10 công ty nổi tiếng với giá cổ phiếu từng một lần duy nhất đạt mức đỉnh.

1. Bristish Petroleum (BP)

Cổ phiếu BP từng lên trên mốc 70 USD trong khoảng thời gian từ 2006-2008. Đây là thời điểm bùng nổ năng lượng, khi giá dầu thô

Sau khi rơi xuống dưới 40 USD và phục hồi về 60 USD trong năm 2009, BP vẫn chưa một lần chạm tay vào kỷ lục cũ. Cổ phiếu của hãng giao dịch trong phiên 20/7 với giá 44 USD và đã được cho là mức khá khả quan sau thảm họa tràn dầu tại Vịnh Mexico.

Giá cổ phiếu BP phục hồi khá tốt sau vụ nổ dàn khoan Deepwater Horizon gây ra thảm họa tràn dầu hồi tháng 4. Nhưng BP vẫn phải đối mặt với những khoản nợ hàng tỷ đôla. Mặc dù BP đã thiết lập các quỹ trả nợ và sa thải giám đốc điều hành, vụ việc này đã gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh thương hiệu của tập đoàn này.

Để có thể trở lại đỉnh cao trước đây, BP cần phải có những bước đột phá lớn hơn bất kỳ tập đoàn dầu mỏ lớn của Mỹ nào khác có thể làm. Công ty sẽ phải tìm ra nhiều mỏ dầu lớn, đảm bảo nguồn cung trong nhiều thập kỷ. Để trở lại thời hoàng kim, BP phải làm mới hình ảnh và thu được lợi nhuận lớn tại các thị trường quốc tế như Nga hay Trung Đông.

Với vốn hóa thị trường là 139 tỷ USD, những ngày tươi đẹp của BP thực sự đã qua đi, trừ khi một thảm họa tràn dầu khác thu hút sự chú ý vào một nơi khác và quên đi vụ tràn dầu của Deepwater Horizon. Nhưng điều này khó có thể xảy ra.

2. Gap

Cổ phiếu của Công ty chuyên bán lẻ hàng may mặc lớn nhất nước Mỹ, Gap Inc., đang giao dịch với giá dưới 19 USD, sau vụ bê bối lãnh đạo gần đây của hãng này. Mặc dù cổ phiếu của Gap đã tăng gấp đôi so với thời suy thoái, nhưng như vậy vẫn chưa đủ xóa hết khó khăn của hãng.

Gap đã bị lu mờ trong cuộc chiến cạnh tranh từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước, sau khi cổ phiếu của hãng này lên đỉnh là 50 USD. Khi kinh tế suy thoái, cổ phiếu Gap đã tụt xuống chỉ còn 10 USD, sau đó tuy có phục hồi lên 20 USD nhưng vẫn ở mức rất thấp. Dưới bộ máy lãnh đạo mới, Gap có thu được lợi nhuận, nhưng công ty đã tụt xuống bậc thấp nhất trong ngành công nghiệp may mặc tại Mỹ.

Khả năng trở lại những tháng ngày đỉnh cao đối với Gap gần như là không thể. Hiện tại, vốn hóa thị trường của Gap chỉ là 10 tỷ USD với những thương hiệu thời trang như Old Navy, Banana Republic, Athleta, và Piperlime.

3. General Electric (GE)

Gần đây, cổ phiếu General Electric giao dịch ở mức 18,41 USD, tăng 200% so với năm 2009. Nhưng như thế chưa thấm vào đâu so với mức giá trên 40 USD của năm 2007 và chẳng là gì so với 10 năm trước.

Năm 2000, khi mà định giá về hầu hết các tập đoàn lớn đều cao hơn hiện nay và khi đó Jack Welch vẫn còn là Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của GE, cổ phiếu của tập đoàn điện lực này đã đạt mức gần 60 USD. Thế nhưng, cuộc suy thoái sau đó vào năm 2000, do thương vụ mua lại Honeywell bất thành và vụ khủng bố ngày 11/9/2001, đã kéo GE xuống đáy, ngay khi Jeff Immelt tiếp quản công ty.

Gần đây, GE đã phần nào phục hồi lợi nhuận và cổ phiếu của GE đã được tạp chí Wall street 24/7 xếp vào top hấp dẫn, nhưng họ vẫn không thể quay lại thời hoàng kim của mình.

Để trở lại mức đỉnh đó, đối với GE là chuyện không hề dễ dàng. Tập đoàn này cần có sự phục hồi tăng trưởng ngoạn mục, trong đó các bộ phận tăng trưởng chính của GE đều phải đạt mức đỉnh doanh thu và lợi nhuận. Và GE cũng cần phải phân chia tập đoàn ra nhiều phần nhỏ để khai phá các giá trị của mình.

4. Tập đoàn dược phẩm Pfizer

Giá cao nhất của cổ phiếu Pfizer trong những tháng đầu năm cũng chỉ trên 20 USD. Trong khi đó, cuối những năm 90 của thế kỷ trước, khi loại thuốc Viagra chữa chứng liệt dương do Pfizer sản xuất lên ngôi trong thế giới dược phẩm, cổ phiếu của tập đoàn này được giao dịch trên thị trường với giá trên 45 USD.

Hồi đầu thập kỷ trước, Pfizer đã phải thu hồi sản phẩm thuốc giảm đau danh tiếng Celebrex của mình sau khi sản phẩm cạnh tranh Vioxx của tập đoàn Merck bị tẩy chay trên thị trường do chứa chất Cox-2 gây ảnh hưởng xấu đến hệ tim mạch. Giờ đây, cổ phiếu của Pfizer đã hồi phục từ mức dưới 13 USD, nhưng tình hình không còn như trước nữa.

Pfizer và các đối thủ cạnh tranh đang phải đối mặt với bức tường lớn khi mà nhiều loại dược phẩm “bom tấn” khác đã mở đường cho thế giới cạnh tranh.

Để trở lại thời đó, Pfizer cần phải có được những phát minh mang tính đột phá và kỳ diệu, điều này sẽ không chỉ giúp tăng giá cổ phiếu và vốn hóa thị trường 150 tỷ USD của công ty.

5. Research in Motion (RIM)

Cổ phiếu của công ty sản xuất dòng điện thoại Black Berry danh tiếng – RIM – hiện giảm xuống dưới 30 USD, thấp xa so với kỷ lục 140 USD của mùa hè năm 2008.

RIM từng được dự đoán sẽ là công ty giành được chiến thắng trong cuộc chiến điện thoại thông minh, khi dòng điện thoại Black Berry của hãng này rất được ưa chuộng trong giới doanh nhân. Tuy nhiên, một mặt do những thiệt hại về mặt tài chính sau cuộc suy thoái, một mặt do sự ra đời của điện thoại iPhone (Apple) và sự phát triển mạnh mẽ của hệ điều hành Android (Google) đã làm lu mờ sản phẩm Black Berry trong thế giới điện thoại thông minh và khiến công ty không thể gây sốt lần nữa.

Một số người vẫn hy vọng rằng cổ phiếu của RIM sẽ cao trở lại, hay công ty này có thể tái cơ cấu hoặc tìm kiếm đối tác sáp nhập. Nhưng tiếc thay, những số liệu về cổ phiếu gần đây nhất cho thấy, mức giảm giá hiện nay của cổ phiếu RIM sẽ còn diễn ra trước khi công ty này mất hết thị phần.

6. Ford Motor

Tập đoàn ôtô Ford được cho là nhà sản xuất xe hơi tốt nhất nước Mỹ. Năm 2008, tập đoàn này đã vượt qua cuộc khủng hoảng một cách an toàn, trong khi 2 đối thủ là GM và Chrysler phải tuyên bố phá sản. Hiện nay, cổ phiếu Ford được giao dịch với giá 14 USD.

Nhưng ít bai biết vào năm 1998, trước khi các nhà sản xuất xe hơi nước ngoài gia nhập thị trường Mỹ và chiếm hơn một nửa thị trường, Ford đã đạt được mức đỉnh cổ phiếu là 40 USD.

Dù giờ đây, Ford đã vượt Toyota về doanh số bán hàng tại Mỹ, và cũng xuất hiện nhiều hơn tại nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở khu vực châu Âu và Mỹ Latinh, khả năng chạm lại mức đỉnh trước kia là rất khó.

Để có thể một lần nữa chạm và vượt mức đỉnh trước đây, có lẽ Ford cần phải vượt qua GM trên thị trường xe hơi thế giới. GM đang là hãng sản xuất ôtô số 1 thế giới, nhờ sự thành công ấn tượng của công ty này trên thị trường Trung Quốc. Còn Ford không mấy thành công trên thị trường này. Cho điến nay, Trung Quốc là thị trường xe hơi lớn nhất thế giới. Muốn có được lợi thế toàn cầu, Ford, hay bất kỳ công ty sản xuất xe hơi nào, đều phải hoạt động tốt trên thị trường này.

7. Google

Tháng 10/2007, cổ phiếu của Google Inc đạt mức kỷ lục 747 USD khi thị trường cổ phiếu trong giai đoạn đỉnh cao và doanh thu của Google tăng 60%, lên 16,6 tỷ USD. Cũng trong năm này, lợi nhuận ròng của Google tăng lên gần 4,2 tỷ USD.

Nhưng Google đã trở thành nạn nhân của chính sự thành công của mình. Các nhà đầu tư, những người luôn chờ đợi tăng trưởng phi mã, giờ đây chỉ có thể mua cổ phiếu của Google với mức tăng trưởng doanh thu chỉ 32%. Những lĩnh vực mới mà Google đầu tư vào có vẻ như thành công, ít nhất là ở vẻ bề ngoài. Hệ điều hành di động Android của hãng này đã chiếm được thị phần trên thị trường kinh doanh điện thoại thông minh, nhưng có một điều không rõ ràng về cách Google thu lợi nhuận. Điều cũng giống như dịch vụ chia sẻ video khổng lồ của Youtube.

Khả năng Google đạt lại mức cổ phiếu kỷ lục trước kia còn phụ thuộc vào ít nhất 3 điều – nhưng cả 3 đều khó có thể xảy ra. Thứ nhất là thị phần tại Mỹ của Google phải tăng trên mức 65% hiện nay. Nhưng thị phần của Microsoft và Yahoo! cho thấy điều này sẽ không thể xảy ra. Thứ 2, Google cũng cần tăng thị phần của mình tại Trung Quốc – quốc gia có số người sử dụng Internet nhiều nhất thế giới – 463 triệu người. Tuy nhiên, hiện nay, Google chỉ chiếm 20%, thị phần lớn nhất thuộc về Baidu. Thứ 3, Google cần phải có được lợi nhuận lớn tại những lĩnh vực khác ngoài công cụ tìm kiếm, nhưng điều này cũng ít có khả năng xảy ra.

8. Citigroup

Citigroup

Năm 2000, cổ phiếu Citigroup đã đạt 585 USD. Cổ phiếu của hãng đã đạt gần mức đó vào tháng 1/2007, ngay trước khi nổ ra cuộc khủng hoảng gây tổn thất vô cùng nghiêm trọng đối với thị trường tài chính toàn cầu.

Nhưng sau khi Bear Stearns bị JPMorgan Chase mua lại và Lehman Brothers phá sản, cổ phiếu của Citigroup tụt xuống còn 10 USD. Chính quyền liên bang đã phải ra tay cứu giúp ngân hàng này.

Hiện nay, Citigroup đang giao dịch với giá gần 40 USD.

Citigroup là công ty dịch vụ tài chính lớn nhất thế giới được sáng lập bởi nhà tài phiệt Sandy Weill – người đã tập hợp ngân hàng đầu tư toàn cầu, môi giới, hoạt động ngân hàng phục vụ tiêu dùng và hoạt động tài chính dưới một mái nhà.

Trên thực tế, Citigroup có ít cơ hội đẩy cổ phiếu của mình lên mức gần 600 USD. Để làm được, tập đoàn tài chính này cần chiếm ưu thế trong lĩnh vực dịch vụ doanh nghiệp, trong đó gồm có vốn cổ phần và bảo lãnh nợ, và hoạt động ngân hàng đầu tư. Tập đoàn này cũng phải có lại được vị trí dẫn đầu trên thị trường ngân hàng phục vụ người tiêu dùng trên thế giới.

9. Microsoft

Microsoft

Microsoft vẫn tiếp tục là Tập đoàn phần mềm lớn nhất và thu được nhiều lợi nhuận nhất trên thế giới. Cuối năm 1999, cổ phiếu của tập đoàn này đạt gần 60 USD.

Vấn đề là cổ phiều của hãng hiện không thể đạt lại mức cao như vậy mà chỉ giao dịch quanh 27 USD như hiện nay.

Năm ngoái, tập đoàn này đã dạt mức lợi nhuận ròng kỷ lục là 18,7 tỷ USD, trong tổng số doanh thu 62,5 tỷ USD. Ba dòng sản phẩm truyền thống của Microsoft là Windows, Services và Business, vẫn tiếp thục đem lại nhiều lợi nhuận. Tuy nhiên, việc kinh doanh sản phẩm máy chơi game chuyên dụng Xbox thì không như vậy.

Để trở lại mức cao trước kia, thì những sáng kiến mới của Microsoft cần đem lại hiệu quả. Điều này bao gồm cả việc liên doanh với Nokia để trở thành nhà cung cấp phần mềm điện thoại thông minh hàng đầu, và tăng trưởng doanh thu nhanh chóng từ thương vụ mua lại hãng dịch vụ VoIP hàng đầu thế giới – Skype.

10. Tập đoàn truyền thông Gannett

Cổ phiếu của Gannett Co. hiện nay được giao dịch với giá dưới 14 USD. Hôm 19/7, tập đoàn báo chí lớn nhất nước Mỹ này – chủ sở hữu tờ USA Today, cho biết, doanh thu của hãng đã giảm 2%, xuống còn 1,3 tỷ USD. Doanh thu từ dịch vụ quảng cáo tăng 13%, lên 173 triệu USD, nhưng con số đó không đủ bù đắp khoản thất thu của báo in.

Đầu năm 2004, cổ phiếu của Gannett được giao dịch với giá trên 86 USD.

Tháng 3/2009, khi quảng cáo qua báo in xuống dốc không phanh, cổ phiếu của Gannett chỉ đạt dưới 2 USD. Gannett liên tục cắt giảm lao động, và gần đây là vụ sa thải 700 nhân viên. Trên thị trường thế giới, Gannett không thể cạnh tranh được với những công ty như Facebook – với 700 triệu người sử dụng và chiếm phần lớn thị phần trên thị trường trực tuyến. Quảng cáo in đã trở thành một phương pháp lỗi thời bởi giờ đây người ta có xu hướng ưa thích những sản phẩm trực tuyến.

Để đạt được mức giá cổ phiếu cao trước đây đối với Gannett là điều rất khó khăn. Gannett có hệ thống truyền hình TV và truyền hình cáp. Nhưng cả 2 đều không được đánh giá cao bởi đây là một phần của phương thức truyền thông đã lỗi thời.

Tuyến Nguyễn (theo Business Insider)

Source: Báo VNExpress

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.