Ngày càng nhiều công ty tạo ra những đoạn video có nội dung gây sốc nhưng lại cố tình quay một cách nghiệp dư để người xem tưởng đó là tình huống có thật vô tình được camera ghi lại. >Bí mật của các clip nổi tiếng trên mạng / Ý tưởng viral marketing bậc thầy
Họ chờ đợi các clip này thu hút hàng trăm nghìn, thậm chí hàng chục triệu lượt xem và gây tranh cãi lớn trên các diễn đàn, mạng xã hội… trước lên tiếng thừa nhận nội dung video chỉ là sản phẩm của các “bậc thầy” về marketing và quảng cáo.
Đầu tháng 5, hàng triệu người thán phục cầu thủ Evan Longoria đã nhanh tay chộp quả bóng đang lao đến phía cô phóng viên. Nhưng đây chỉ là clip quảng cáo của hãng Gillette. Nội dung clip không liên quan đến thương hiệu dao cạo râu này nhưng logo Gillette hiện phía sau Longoria suốt cả video. Xem video |
Giữa tháng 3, cư dân mạng đón nhận clip về một người sử dụng iPhone để “hack” các biển quảng cáo ở quảng trường Thời đại tại New York (Mỹ) để đưa hình ảnh trên điện thoại lên màn hình lớn. Đoạn video đã gây sửng sốt trước khi người ta biết rằng công ty Thinkmodo đã tạo ra clip thu hút gần 4 triệu lượt xem này là để quảng bá cho bộ phim Limitless. Xem video |
Đi trên mặt nước là thách thức mà con người muốn chinh phục từ lâu. Clip Liquid Mountaineering kể về quá trình tập đi trên nước đầy vất vả nhưng thú vị đã thu hút 10 triệu lượt xem. Thực chất, đây là quảng cáo giày Hi-Tec. Xem video |
Năm 2008, cộng đồng game thủ đã bất ngờ và thán phục trước clip “Bike Hero” mô phỏng trò chơi Guitar Hero với xe đạp và vỉa hè của một “thiên tài nghiệp dư”. Nhưng sau đó, lãnh đạo của công ty Activision “thú nhận” họ đã quay clip cả đêm để chào đón sự ra đời của phiên bản Guitar Hero: World Tour. Xem video |
Sát ngày Cá tháng tư năm 2010, cư dân mạng sửng sốt khi xem video một anh chàng bị hàng nghìn con bướm tấn công trong công viên Happy Hollow ở California (Mỹ). Hãng Qualcomm về sau thừa nhận họ làm vậy để quảng cáo công nghệ màn hình tiết kiệm năng lượng mirasol cho điện thoại. Xem video |
Châu An
Source: Báo VNExpress