Vàng cũng phải có khi thắt, khi mở…

(Dân trí) – Gửi ý kiến phản hồi bài “Vàng ơi! đừng tăng nữa”, bạn đọc Bảo Lộc lý giải một số vấn đề chính được nhiều người đề cập tới, qua các dẫn chứng khá thuyết phục về tính linh hoạt, công tác dự báo, bình ổn giá… và cả về bất động sản. >>  Vàng ơi! đừng tăng nữa

 

 

Gởi các anh chị: Nguyễn Hoài Nam bautroixanh@yahoo.com; Thang thang24385@gmail.com; Lê Hoà nhlequanghoa@gmail.com. 

 

Vào thời bao cấp, tỷ lệ giữa giá vàng và tiền lương còn khủng khiếp hơn nhiều chứ không phải chỉ 4 lần như bây giờ. Nhưng giá cả tiêu dùng không có tăng cao vì người dân không để ý đến vàng. Vậy người dân lao động chúng ta hãy học tinh thần đó: đừng quan tâm đến sự “nhảy múa” của giá vàng, thì nó sẽ không thể ảnh hưởng đến nhu cầu sống hằng ngày của chúng ta được.

 

Gởi các anh chị: Linh linh@gmail.com; Nguyễn Sỹ Bé bens@moit.gov.vn Thai Thuy Dung thaithuydung2006@yahoo.com.vn; Mai Hien maianhnguye37@gmaill.com.

 

Các cơ quan chức năng không thể bình ổn nổi vì, theo tôi là, lực bất tòng tâm. Do nước ta đang vận hành kinh tế theo cơ chế thị trường (mặc dù có định hướng XHCN), nên khi giá vàng trong nước thấp hơn thế giới thì người ta tìm đủ cách lách luật để xuất vàng (theo báo giới khoảng đâu mới đây là 30 tấn – tôi chưa tính đến việc xuất lậu). Rồi khi giá vàng thế giới tăng, tâm lý người dân đều muốn tìm đến kênh an toàn (thật ra nhiều quốc gia đều tính con đường này do tính bất ổn của các nền kinh tế lớn), nên cùng mua vàng.  Cung không đủ cầu nên giá trong nước phải cao hơn giá thế giới là đúng quy luật.

 

Hôm qua nhà nước lại cho nhập 5 tấn vàng, như vậy là ngoại tệ tích luỹ sẽ giảm xuống. Xét về xu hướng dự trữ quốc gia là đúng với tình hình đồng USD đang ngày càng mất giá, có thiếu tính nhất quán trong chính sách nhưng lại được tính linh hoạt, phù hợp cơ chế thị trường.

 

Nếu tính linh hoạt này có dự đoán xu thế thị trường sớm hơn, Nhà nước đã có thể cho nhập vàng trước đây 2 tuần theo Hàn Quốc, Ấn Độ, thì người dân không phải mua vàng đắt hơn từ 1 đến 2 triệu đồng /lượng. Số tiền này sẽ hiện thực hoá khi vàng được nhập về bù đắp cho phần bán đi của các tổ chức kinh doanh vàng, chưa kể khoản tiền chênh lệch giữa mua bán từ 500 đến 800 ngàn/lượng sẽ rơi vào tay một số tổ chức kinh doanh vàng. Chỉ có một nhóm nhỏ lợi, còn đại bộ phận người dân là thiệt.

 

Nhưng nói đi cũng phải nói lại. Nếu mở cửa thông thương ta sẽ thấy chuyện gì xảy ra:

 

Người dân rút tiền tiết kiện từ ngân hàng (đất, chứng khoán đang đứng nên cũng không có chuyện bán tháo) đi mua vàng – Công ty kinh doanh vàng chuyển tiền Việt sang ngoại tệ để nhập vàng (thu gom ngoại tệ) – Tỷ giá ngoại tệ tăng (nhà nước không đủ dự trữ để cung, phải mua bán trong dân) – Lạm phát sẽ tăng mạnh do đồng tiền Việt bị 2 lần mất giá, bởi 2 hai mặt hàng đối ứng là vàng và ngoại tệ tăng.

 

Hậu quả là người dân và NN phải chịu do giữ vàng, nguồn vốn quốc gia không được lưu thông, ngoại tệ trong nước thiếu hụt trần trọng. (Tiền Việt đang được NH nhà nước hút vào bằng giá trị vàng nhập về, để đổi ngoại tệ cho các công ty kinh doanh vàng nhập vàng, chưa nói đến việc nhập lậu).

 

Đương nhiên kinh tế sẽ suy thoái vì có tiền đâu để sản xuất. Nhà nước ta đang nghèo, nên chưa thể dự trữ vàng nhiều (như một nhà nghèo chưa đủ chi tiêu hằng ngày thì không thể nói đến chuyện tích luỹ). Vì vậy cần điều tiết các khoản tỷ lệ dự trữ trong toàn quốc (cả của NN và dân) về vàng là bao nhiêu, USD là bao nhiêu, các đồng ngoại hối khác là bao nhiêu, đầu tư: SX, XH, hạ tầng, y tế, giáo dục, quốc phòng…là bao nhiêu? Vì vậy cần phải có khi thắt, có khi mở, nhưng cái quan trọng là phải có người giỏi để dự báo sớm!

 

Gởi các anh chị: Hoàng Phương vophuong8888@gmail.com; Phạm Quang toinntm@yahoo.com.vn; Quang Ha bachavnn@gmail.com.

 

Đầu cơ có hai mặt của một vấn đề: anh nhận định tốt anh sẽ có lợi nhuận cao, anh nhận định kém anh sẽ bị lỗ nặng (ở đây không đề cập đến vấn đề mua bán chính sách và các lợi thế độc quyền ưu đãi cho một số bộ phận nhỏ). Người ta sẵn sàng “điên” vì có nhận định đồng tiền nói chung (VNĐ, USD, EUR…) sẽ mất giá do nhiều nguyên nhân mà hiện nay hầu như ai cũng biết như: Mỹ bị hạ bậc tín dụng xuống còn  AA+; nợ công ở Châu Âu tăng; lạm phát ở Châu Á; nhiều quỹ nâng mức dự trữ vàng…

 

Nên dân ta dù biết là mua cao hơn giá thế giới nhưng vẫn cứ mua, vì kỳ vọng sẽ bớt mất giá hơn là để nguồn vốn ở dạng tiền. Mua số lượng lớn là đầu cơ lớn (mua một vài chỉ cũng gọi là đầu cơ vậy). Vậy người mua nhiều hay người bán nhiều, ai bất lợi hơn ai.

 

Người mua bị xem là đầu cơ làm tăng giá, nhưng hiện tại người bán đang có lợi hơn. Nếu người mua không kịp bán để chốt lời khi giá hạ thì họ cũng sẽ bị thua lỗ vậy. Thị trường cạnh tranh là công bằng, ai nhận định xu hướng tốt thì người đó thắng. Đúng là chỉ thiệt cho những người không có điều kiện quyết định đến sự biến động đó.

 

Gởi các anh chị:  Trương Anh Tuấn truonganhtuanplc@gmail.com; nick ICO-001 y_tuong_com@yahoo.com.

 

Mỹ nợ công trên 70% là nợ dân Mỹ, mới có việc không đồng thuận giữa Hạ viện – Thượng viện – Tổng thống trong quyết định nâng mức trần nợ công, đã bị S&P hạ bậc tín dụng xuống AA+, làm đồng tiền USD mất giá trầm trọng (do chi phí đi vay sắp tới của Mỹ sẽ phải cao hơn). Trước mắt dân Mỹ lỗ nhiều hơn các con nợ khác. 
 
Hiện nay không còn một nước nào đủ sức và nguồn lực chi phối thị trường. Hãy xét xem hiện quỹ nào đang bán vàng ra thị trường, nếu nói Mỹ đang bán thì phải xem Fed có bán ra không? Đa phần là việc mua bán ở thị trường ảo. Trên thị trường chứng khoán vàng, số lượng được cam kết sẽ giao vào một thời gian trong tương lai, phần lãi lỗ chênh lệch mua bán là tiền thật, còn tiền gốc giá trị vàng vật chất là ảo.

 

Nếu có một quỹ dự trữ vàng vật chất nào bán ra số lượng lớn thì thị trường sẽ giảm giá ngay. Nhưng để có được lệnh bán lớn vàng ảo, hay vàng vật chất thì là khi và chỉ khi có nhận định đủ tốt về thị trường kinh tế thế giới tăng trưởng ổn định cao mà thôi. Chứ không thể có trò chơi hù doạ, tung hoả mù được đâu!

 

Gởi các anh chị:  Vân Phong datvangnghean@gmail.com; Nguyen Van Quang quanghyh@yahoo.com.

 

Theo tôi, không cần nhập vàng về để bình ổn giá thị trường, Nhà nước cần nhập – xuất vàng dựa vào mức trữ lượng vàng trong nước phù hợp tỷ trọng với chính sách dự trữ quốc gia. Cứ để người có tiền mua giá cao, mua đến một lúc hết tiền thì hết mua. Cứ để người có vàng bán giá cao, bán đến một lúc hết vàng thì hết bán. Tổng tiền VNĐ và tổng vàng của quốc gia vẫn không đổi. Chỉ một vài ngày hay một hai tuần là bình ổn ngay – Báo giới nên dưa tin về số lượng giao dịch thật, còn giá cao bao nhiêu thì kệ nó, vì người dân sẽ hiểu đó là giá ảo, còn giá thực là giá quy đổi ra giá thế giới, để biết đồng lương mình đang bị mất giá bao nhiêu.
 

 

Nói thêm về thị trường bất động sản (BĐS):

 

Cũng như thị trường BĐS, cứ để thị trường tự thanh lọc. Nếu giá BĐS vẫn không hạ nhiệt, điều đó chứng tỏ người dân và nhà đầu tư đang mua BĐS bởi chính vốn tiết kiệm của mình nhiều hơn là vốn đi vay. NN không phải lo ngại bong bóng BĐS vỡ làm hệ thống tài chính vỡ theo.

 

Để giải quyết vấn đề đất ở cho mọi người dân, các tỉnh thành đang có quỹ đất quy hoạch xong, chính phủ nên có quyết định:

 

* Với đất đã cải tạo hoàn thành hay một phần – đem cho thuê tự do quyền sử dụng (CTTDQSD) đất với giá tạo lập cho mọi người dân chưa có đất ở.

 

* Với đất chưa tạo lập thì CTTDQSD đất với giá quy định đánh thuế sử dụng hằng năm do UBND ban hành, để người dân tự đầu tư cải tạo sử dụng (như phong trào di dân thành lập khu kinh tế mới). Mức CTTDQSD đất cho mỗi người/hộ gia đình với diện tích định mức theo quy định do UBND ban hành.

 

Mọi người đều dễ dàng có đất ở thì không còn phải lo giá đất cứ bị đẩy cao thế này.

 

Bảo Lộc 

Email:  blocminh@gmail.com

Source: Báo Dân Trí

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.