10 game hay nhất từ 1995 đến 2005

Thập kỷ qua, công nghiệp game đã phát triển mạnh mẽ. Các trò chơi gần đây không chỉ tiến bộ về công nghệ mà còn cả cách chơi, trong khi yếu tố giải trí vẫn được nhấn mạnh. Tạp chí CNet đã tổng kết 10 game xuất sắc được phát hành trong 10 năm qua.

Trong bảng xếp hạng, năm 1998 được đánh dấu như năm cách mạng của công nghiệp game với 4/10 trò chơi được phát hành trong năm này thuộc các thể loại bắn súng (Half Life), chiến thuật (Starcraft), nhập vai (Halo) và phiêu lưu (Zelda). Đáng buồn là 3 năm trở lại đây không có game nào được lọt vào top. Ngay cả sự phát triển ồ ạt của game online nhưng cũng không qua nổi bức tượng đài EverQuest được phát hành từ năm 1999. Những game hay nhất đã quá quen thuộc với game thủ Việt Nam như Starcraft, Half Life, The Sims, nhưng cũng có một số game khá xa lạ do sự khác biệt về văn hoá như game bóng bầu dục Madden NFL Football (MNF).

1. Half Life (1998):

Được phát hành lần đầu tiên năm 1998, giới gamer đã đoán trước được chắc chắn Half Life sẽ trở thành một tên tuổi lớn. Những game thủ Việt Nam đã quá quen thuộc với game bắn súng này và hầu như của hàng game nào cũng dành 1 máy tính “khoẻ” nhất để làm máy chủ tại thời điểm đó. Không ai nghĩ rằng có thể cải tiến thêm được thể loại game bắn súng vì những game khá hoàn hảo như Quake II đang chiếm lĩnh thị trường. Chơi giống game Gordon Freeman, Half Life đem đến cho người chơi cảm giác đang thực sự tham gia vào một đoạn phim hành động thực sự với cốt truyện dù ngắn nhưng rõ ràng. Điều cần nhấn mạnh rằng: Nếu không có Half Life, chúng ta sẽ không có những game bắn súng đáng giá mang phong cách tương tự, như Medal of Honor hay Call of Duty.

2. Starcraft (1998)

Thường được so sánh với những game cùng loại như Warcraft hay Command & Conquer được phát hành trước đó, Starcraft đã giành được thành công rực rỡ khi qua mặt được những “tượng đài” của thể loại game chiến thuật thời gian thực (Real-Time Stategy – RTS). Những cuộc tranh cãi còn dài, nhưng với Starcarft, hãng Blizzard đã xác lập tiêu chuẩn mới cho thể loại RTS về chất lượng đồ hoạ cũng như tính chiến thuật – điểm quan trọng nhất của game. Trong Starcarft, sự khác biệt nhưng cân bằng giữa 3 loại quân Terran, Zerg và Protoss là yếu tố chính đảm bảo tính chiến thuật của game thể hiện rõ. Điểm mạnh yếu của đơn vị quân từ thấp lên của các loại quân bổ sung cho nhau, và có vai trò riêng. Bên cạnh cách chơi nhiều người (multiplayer), chế độ chơi đơn theo chiến dịch (campaign) cũng rất hay và đủ dài mà người mới chơi không thể bỏ qua. Mặc dù đã bước sang tuổi thứ 7, Starcarft vẫn được chính thức thi đấu tại các giải game uy tín toàn cầu như World Cyber Game bởi lượng người hâm mộ chưa hề giảm sút.

3. The Sims (2000)

Phát hành năm 2000 bởi hãng Maxis, The Sims làm dấy lên 1 cơn sốt trong cộng đồng game thủ. Được thừa hưởng thành công từ game giả lập tương tự Sim City, The Sims cho phép người chơi tạo nhân vật và tuỳ biến chi tiết bản sao của mình trên màn hình máy tính. Chăm sóc nhân vật của mình từ phòng tắm đến phòng khách, từ khi ngủ dậy, đi làm và nghỉ ngơi, tham gia vào những hoạt động cộng đồng là công việc chính của game thủ. Mặc dù điều này có thể không hấp dẫn đối với một số người, nhưng The Sims đã thực sự thành công khi đa số game thủ mê trò này thuộc phái yếu. Cho đến nay, Maxis đã phát triển nhiều bản mở rộng cho The Sims, có cả bản chơi online (Sim Online) và trên điện thoại di động (The Sims Mobile).

4. Quake (1996)

Đây là một trong những game đẹp nhất được phát hành lúc đó. Quake là game đầu tiên sử dụng dụng đồ hoạ 3D thực sự. Được sự hỗ trợ bởi những nhà sản xuất chip với công nghệ 3Dfx, đồ hoạ của Quake không những là được dựng 3D từ phần cứng mà những bề mặt cũng trở nên đẹp hơn, phối cảnh trong game thật hơn, và những “đầu ruồi” của súng di chuyển chính xác. Quake cũng lần đầu mang đến cách phối hợp bàn phím và chuột để điều khiển nhân vật di chuyển dễ dàng.

5. Madden NFL Football

Ở cái tuổi 17 của mình, loạt game bóng bầu dục Madden NFL Football là vua của các game thể thao. Sản phẩm nổi tiếng của hãng Electronic Arts này không được biết đến nhiều tại Việt Nam bởi môn bóng bầu dục chỉ phổ biến tại Mỹ và một số quốc gia khác. Mỗi năm lại có một phiên bản nâng cấp, và dường như game này vẫn chưa có dấu hiệu xuống sức.

6. EverQuest (1999)

Khi nghĩ đến thể loại game trực tuyến nhiều người tham gia (MMORPG), EverQuest luôn được coi là hay nhất. Game có nhiều cải tiến trong cách chơi và mở rộng tính giao tiếp trong game. Người chơi có thể tham gia bán đồ vật trên eBay, gặp gỡ nhau tại server EverQuest, v.v…

7. Halo (2001)

Ra mắt năm 2001, Halo đem đến nhiều thứ mới cho game thủ. Không chỉ được thiết kế là một game hay, Halo còn mang theo sứ mệnh chào hàng máy điện tử Xbox. Thật may mắn cho Microsoft, Halo đã thành công. Không chỉ bắn giết kẻ thù để cứu thế giới, Halo còn trình diễn thành công những công nghệ bên trong Xbox.

8. Metal Gear Solid (1998)

Vào thời gian này, hầu hết những game bắn súng đơn giản là nhặt một khẩu súng lớn và xả đạn vào bất cứ cái gì, bất cứ ai có mặt trong phòng. Metal Gear Solid đã thổi một luồng khí mới vào đó. Bạn sẽ đóng vai Solid Snake khéo léo cứu thế giới khỏi tay một nhóm khủng bố đang sở hữu một vũ khí huỷ diệt. Game được quảng cáo và thổi phồng hơi quá đáng. Nhưng may mắn là nó chấp nhận được và người ta cũng quên đi sự quảng cáo quá mức của nó.

9. Grand Theft Auto III (2001)

Một cơn sốt dấy lên khi Grand Theft Auto III (GTA III) được phát hành. Game có tính mở với phần kết thúc tuỳ thuộc ngươi chơi, đem lại cảm giác tự do. Nội dung của GTA III chủ yếu xoay quanh việc ăn trộm xe hơi, giết người, ngủ lang thang vỉa hè, và rất nhiều thứ khác mà phân loại M (Mature – Trưởng thành) có thể chấp nhận được. Thế giới của GTA III là một xã hội điên cuồng và nhếch nhác, nhưng điều cơ bản là nó đã làm cho các game thủ thoả mãn.

10. The Legend of Zelda (1998)

Lần đầu xuất hiện với những máy Nitendo 64 (N64), The Legend of Zelda đã nhận ra mình phải nằm ở nền tảng nào. Với hàng đống nhiệm vụ, mini game (các game nhỏ phân nhiệm vụ trong quá trình chơi) và thử thách nhiệm vụ phức tạp, Zelda đã tạo thêm hàng loạt game bắt chước theo sau nó.

Theo Gamethu

Source: Báo Dân Trí

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.