Cuộc viễn du tìm kiếm tương lai năm 2051 với nhà tương lai học của Intel – Brian David Johnson
Brian David Johnson là một đại diện săn tương lai của Intel. Ông du lịch khắp thế giới nhằm chiêm nghiệm những gì con người đang làm và họ đang sử dụng công nghệ như thế nào. Sau đó ông sẽ tập hợp các phát hiện của mình, đối chiếu chúng với dữ liệu nghiên cứu của Intel rồi phát triển thành một cái nhìn độc đáo và hấp dẫn về nơi mà toàn thể nhân loại đang hướng đến. Năm 2011, đồng thời cũng là kỷ niệm 40 năm ngày ra đời của bộ vi xử lý, ông đã đi vòng quanh thế giới để xem liệu ông có thể khám phá ra cuộc sống của toàn thể chúng ta trong 40 năm nữa sẽ ra sao. Và những phát hiện của ông thật sự đáng kinh ngạc.
Stockholm
Cuộc hành trình đến tương lai của tôi bắt đầu ở Stockholm, nơi tôi đã gặp Per Bjorkman, trưởng đại diện phân phối của SVT – một đài truyền hình công tại Thụy Điển. Quay lại năm 2007, SVT đã ra quyết định sẽ số hóa toàn bộ lịch sử văn hóa truyền hình của Thụy Điển. Theo Per, toàn bộ lịch sử văn hóa của Thụy Điển hiện nay được lưu trên một trong những máy chủ 5 PETA byte của đài truyền hình. Hầu hết các dự báo đều cho thấy những loại máy chủ mà Per và đài truyền hình SVT đang dùng sẽ phát triển trong 40 năm tới. Báo cáo Futurecasting Future DeviceUsage dự báo rằng chỉ trong thập niên tới, tốc độ tăng trưởng của năng lực xử lý vi tính trong máy chủ có thể đạt 499%.
Khi các tập tin truyền thông khổng lồ/dung lượng lớn bắt đầu được truyền tải vòng quanh thế giới, chúng ta sẽ cần một cách tiếp cận tinh vi hơn đối với năng lực xử lý của vi tính. Chúng ta có thể sử dụng bộ xử lý đa nhân và nhiều nhân tùy theo thuật toán hoặc tác vụ cần xử lý. Thay vì dùng lõi đồng, sẽ ra sao nếu chúng ta sử dụng chùm ánh sáng hoặc sợi quang học silicon để chuyển từ kênh truyền hình này sang kênh truyền hình khác? Điều này có thể mở ra hàng loạt những khả năng hoàn toàn mới.
Nhưng tôi không muốn dừng lại ở đó. Để tuyên bố một đúc kết về mô hình mà những công nghệ trên sẽ có thể dẫn dắt chúng ta trong 40 năm tới và ý nghĩa của những công nghệ này đối với thế hệ chip xử lý kế tục, tôi suy nghĩ: giờ đây khi SVT đã hoàn thành quá trình số hóa tất cả lượng thông tin khổng lồ này, thì tiếp theo sẽ là gì? Những gì SVT đã làm có ảnh hưởng gì đến văn hóa và nhân loại loài người? Làm thế nào chúng ta có thể tìm kênh để xem khi toàn bộ dữ liệu lịch sử của truyền hình đã được số hóa? Thậm chí làm thế nào để chúng ta bắt đầu tìm kiếm nó? Ngoài việc xem truyền hình đơn thuần thì còn những ảnh hưởng nào về mặt giáo dục? Nếu sinh viên có toàn bộ lịch sử văn hóa của Thụy Điển ngay trước mặt họ và có thể tìm kiếm tất cả mọi thứ theo nghĩa đen thì chắc chắn rằng quá trình giảng dạy về cơ bản có thay đổi không?
Trung tâm thành phố Stockholm Photo: BDJ
Rio
Điểm dừng chân tiếp theo trong cuộc phiêu lưu vòng quanh thế giới của tôi là Rio, để tham gia cùng một nhóm tuyển chọn các nhà tương lai học quốc tế từ những lĩnh vực sinh học, vũ trụ học và công nghệ để hình dung về một tương lai sống. Tại hội nghị, tôi đã gặp Andrew Hessel, một nhà sinh học tổng hợp đang nghiên cứu chữa bệnh ung thư. Sinh học tổng hợp, hay còn được gọi tắt là synbio, là thiết kế và xây dựng các hệ thống và chức năng sinh học mới không tìm thấy được trong tự nhiên. Hoặc, như tôi thích nghĩ rằng, là một ngành khoa học cố gắng tìm hiểu về phần mềm của cuộc sống.
“Nó giống như một chiếc điện thoại thông minh và một trình ứng dụng”, Andrew giải thích khi chúng tôi ngồi nhìn ra bãi biển Ipanema. “Hãy tưởng tượng anh đang viết một trình ứng dụng và trình ứng dụng ở đây là DNA. Sau đó, anh tải ứng dụng đó vào một tế bào. Nếu đó là một trình ứng dụng định vị toàn cầu GPS và được tải vào chiếc điện thoại thông minh của anh, thì điện thoại của anh giờ trở thành một thiết bị định vị toàn cầu GPS. Nhưng đây là điều thực sự thú vị, sinh học tổng hợp là nói về các tế bào. Chúng là những sinh vật và chúng sinh sôi nảy nở. Đây chính là những hệ thống máy tính tự sao chép “.
Nhưng làm thế nào để chúng ta lập trình các hệ thống máy tính sử dụng sinh học tổng hợp? Khi chúng ta nhìn vào 40 năm sau và chuẩn bị các máy chủ và máy trạm mà chúng ta sẽ cần đến, hãy tưởng tượng số lượng thông tin để cấu thành mã di truyền của chúng ta. Làm thế nào để chúng ta viết mã đó? Với gợi ý từ cách lập trình phần mềm truyền thống, chúng ta sẽ cần những trình biên dịch nào để giúp các kiến trúc sư trao đổi chất viết mã cuộc sống ở trình độ cao? Làm thế nào để chúng ta tạo nên công cụ giúp bất cứ ai cũng có thể tự lập trình giống như mọi người bây giờ đều có thể tạo một trang web vậy?
Hãy tưởng tượng những gì chúng ta có thể tạo ra! Chúng ta có thể lập trình một DNA giống cỏ để khi phát hiện các dấu vết của thuốc nổ, cỏ sẽ chuyển từ xanh sang đỏ. Trồng giống cỏ này trong các khu vực mỏ tiềm năng sẽ giúp dò bom mìn mà không cần mạo hiểm đến tính mạng con người.
Toàn cảnh biển Ipanema nổi tiếng ở Rio Photo:BDJ
Tokyo
Ngày nay, các thuật toán đã tìm được đường thâm nhập vào túi tiền của chúng ta, vào tivi, vào xe hơi và thậm chí len lỏi vào các bức tường nhà của chúng ta. Con người ngày càng trở nên thoải mái trước tình trạng thuật toán được sử dụng phổ biến trong khắp cuộc sống của mình. Không nơi nào hiện tượng này rõ ràng hơn ở Nhật Bản, và đó là lý do vì sao tôi đến dự hội chợ thương mại ở Tokyo để hé nhìn về tương lai
Rõ ràng là thuật toán không chỉ dành riêng cho máy vi tính nữa. Công ty nghiên cứu toàn cầu iHS dự báo trong báo cáo Futurecast 2021 của họ rằng trong thập kỷ tới sẽ có 7 tỷ thiết bị xử lý nhỏ trong cuộc sống của chúng ta. Theo nếp văn hóa, chúng ta đã trở nên thoải mái khi mang máy tính trong túi đi khắp nơi cũng như thoải mái khi các thiết bị xử lý ngược lại cũng mang chúng ta đi khắp nơi – đó chính là xe ôtô. Trong 40 năm tới, chúng ta sẽ trở nên thoải mái hơn với các thiết bị xử lý tự di chuyển khắp nơi – là các con rôbốt.
Nhưng điều thú vị về rôbốt là bởi vì chúng có thể tự di chuyển khắp nơi nên chúng trở thành thành viên trong xã hội của chúng ta. Chúng ta nảy sinh những tình cảm với chúng. Nhật Bản luôn luôn đi tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu rôbốt. Đó là lý do tại sao tôi lại nhìn không chớp mắt cảnh một con rôbốt cao 6 bộ ẵm một phụ nữ trên tay tại hội chợ thương mại. Trong 40 năm tới, chúng ta sẽ thấy cảnh này phổ biến khắp thế giới.
Nếu chúng ta nghĩ về rôbốt là “máy tính xách tay có hai chân” thì câu hỏi lớn sau đó là: làm thế nào để chúng ta lập trình chúng? Nếu các thiết bị xử lý này trở thành một phần trong cơ cấu xã hội của cuộc sống chúng ta, liệu chúng ta có thể nghĩ về phương pháp lập trình phần mềm theo cùng một cách mà chúng ta đã dùng trong 40 năm qua?
Liệu 40 năm tới sẽ thấy một cách tiếp cận mới trong lập trình? Chúng ta thậm chí liệu có nhìn thấy một hình thức tương tác mới với các cỗ máy này? Chúng ta đã khá quen thuộc với việc dùng cử chỉ, cảm ứng và giọng nói để tương tác với các bàn điều khiển game, điện thoại thông minh và xe ôtô. Điều gì sẽ xảy ra khi những cảm xúc và các mối quan hệ trở thành một phương pháp mới để tương tác và lập trình rôbốt? Điều này có nghĩa là gì khi đơn giản bạn sống với một máy tính đồng nghĩa với việc bạn đang lập trình để nó hiểu rõ hơn về bạn đấy?
Trong 40 năm qua, chúng ta đã thấy mạng xã hội trở thành không chỉ có thể mà còn vô cùng quan trọng đối với cách thức chúng ta tương tác với các thiết bị xử lý của mình và cả bạn bè và gia đình nữa. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi những người bạn rôbốt của chúng ta cần nói chuyện với hội rôbốt của chúng? Facebook dành cho rôbốt sẽ trông như thế nào? Và liệu rôbốt của bạn sẽ kết bạn với bạn?
Mumbai
Điểm dừng chân cuối cùng trong hành trình nghiên cứu của tôi về tương lai là hội nghị FICCI Frames tại Mumbai, một hội nghị toàn cầu trong lĩnh vực truyền thông và giải trí. Tôi đã đến để xem Bollywood đang hướng đến tương lai như thế nào.
Bollywood rất biết cách tạo ra những màn trình diễn. Và màn trình diễn đó là linh hồn của Ấn Độ. Bollywood và ngành công nghiệp giải trí tiếp tục thúc đẩy việc ứng dụng các công nghệ mới. Mọi người đều muốn chương trình giải trí và những câu chuyện của họ được phát sóng trên màn hình tivi của họ. Vậy điều này có ý nghĩa gì cho 2051? Đó là sự kết nối và khả năng kết nối.
Ấn Độ rộng lớn và phức tạp. Trao đổi với quan chức chính phủ tại hội nghị cho thấy rõ là gần như không thể lắp đặt ngầm cáp quang hoặc các cơ sở hạ tầng khác. Vậy thì làm thế nào để chúng ta có thể phát các chương trình vui chơi giải trí này đến những người không thể sống thiếu chúng?
Rõ ràng là trong tương lai không thể được phân bố đều. Tương lai của ngành giải trí ở Stockholm sẽ được cung cấp theo một cơ sở hạ tầng dữ liệu hoàn toàn khác với ở Mumbai. Mọi người vẫn muốn tiếp cận với chương trình giải trí mà họ yêu thích, với những người mà họ yêu thương, nhưng cách thức họ kết nối sẽ khác biệt hoàn toàn vào năm 2051. Các máy chủ và hệ thống mạng cung cấp 40 năm tiếp theo của các dữ liệu, phim ảnh và truyền thông cần phải thông minh hơn rất nhiều. Chúng ta sẽ bắt đầu thấy hệ thống mạng, máy chủ và các tháp thu tín hiệu nhận được các dữ liệu gửi đến nhà, điện thoại di động và xe ôtô của chúng ta. Chúng ta cần hiểu rằng cách thức chúng ta xử lý email, dữ liệu đơn giản và lưu lượng đàm thoại là hoàn toàn khác so với video. Bản chất của cách chúng ta đánh giá chất lượng của kết nối đó sẽ cần được định nghĩa lại. Làm thế nào để chúng ta tái tưởng tượng cách cấp năng lượng để vận hành các hệ thống mạng, máy chủ và tháp thu tín hiệu của tương lai? Điều đó có nghĩa như thế nào khi chúng ta được vây quanh bởi những bộ óc?
Bên ngoài phòng thu của Yash Chopra tại Mumbai Photo: BDJ
Berlin
Sau một năm đi săn tìm tương lai, tôi trở về nhà và xâu kết các câu hỏi cùng những nhận thức sâu sắc này với kết quả nghiên cứu dân tộc học toàn cầu được tiến hành trong vòng 15 năm qua bởi các nhà khoa học xã hội của Intel để phát triển những đúc kết về tương lai của tôi. Công việc của chúng tôi cuối cùng vẫn là nhằm chuyển tải những đúc kết về cách mọi người sẽ hành động và tương tác với công nghệ đến các đội kỹ thuật khác nhau của Intel.
Khi tôi viết bài này, chúng tôi đang thực hiện mẫu CPU năm 2019. Chúng tôi cung cấp những ý tưởng yêu cầu cho các kiến trúc sư silicon, giúp họ hiểu được những khả năng cần để có thể phát triển các công nghệ đón đầu trí tưởng tượng phong phú của người tiêu dùng và giúp cuộc sống của người tiêu dùng tốt hơn.
Vậy tôi đã học được gì từ năm du lịch vì tương lai của tôi? Chúng ta phải luôn ngạc nhiên bởi sự đổi mới. Chúng ta không nên quên việc cởi mở trước mọi ý tưởng ngớ ngẩn mà hóa ra rất sáng chói và làm thay đổi thế giới. Càng ngày, những ý tưởng này sẽ đến từ khắp mọi nơi trên thế giới. Mỗi năm đều có thêm một nhà cải tiến được sinh ra. Tôi đã đến các trường đại học trên toàn thế giới và tôi rất ấn tượng và hết sức ngạc nhiên trước niềm đam mê và năng lực nghiên cứu khoa học của các em sinh viên. Tương lai là của các em. Hãy để các em làm chúng ta ngạc nhiên. Đó là dự đoán của tôi cho 40 năm tiếp theo của vi tính, chúng ta sẽ tiếp tục được ngạc nhiên và điều này thật tuyệt!
Brian David Johnson
Berlin, Đức
(Bài này được viết trên một chiếc điện thoại thông minh)
Source: Báo Dân Trí