Ông Nguyễn Thành Nhân, Giám đốc Trung tâm Thanh thiếu niên miền Nam cho biết trong một cuộc thăm dò của trung tâm đối với 100 học sinh, thì đã có đến 80/100 em thừa nhận mê game online, trong đó các trò chơi bạo lực có sức hút mạnh mẽ.
Vấn đề “cai” game online đã và đang rất cần những giải pháp mạnh hơn, sâu hơn và hiệu quả hơn.
( Ảnh minh họa – Nguồn Internet )
Đi tìm nguyên nhân cốt lõi
Nạn “nghiện game” hiện nay hoàn toàn không phải là một vấn đề mới mẻ. Thế nhưng dù các cơ quan chức năng, tổ chức giáo dục, nhà trường và cả gia đình không ngừng kêu gọi, tìm kiếm những giải pháp nhưng hiệu quả thu được cho đến giờ vẫn là không cao.
Nguyên nhân sâu xa của vấn đề này chính là việc thiếu giáo dục về lối sống và những kỹ năng sống cần thiết cho HS, SV. Nhà trường, gia đình và ngay chính HS, SV vẫn chỉ quan tâm đến những môn học chính quy mà ít nhận ra tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng và những thói quen sống lành mạnh.
Minh Hòa (sinh viên năm 3, ngành CNTT ĐH KHTN) luôn xuất hiện ở lớp với khuôn mặt phờ phạc, mệt mỏi. Mặc dù là con nhà khá giả lại vốn thông minh, Hòa không phải đi làm hay học thêm gì , thế nhưng không ít lần Hòa bị giảng viên phê bình vì cái tội ngủ gật trong lớp, kết quả các môn học lại ngày càng sa sút. Qua tìm hiểu thì hóa ra anh chàng mắc bệnh “nghiện” game nặng. Thời gian Hòa ở giảng đường thì ít mà ở các quán “net” thì lại nhiều.
( Ảnh minh họa – Nguồn Internet )
Hòa tâm sự : “Mình hiểu rõ hơn ai hết nghiện game là căn bệnh khó chữa, cũng đã thử bỏ nhiều lần nhưng không được, không vào “dota” một ngày là lại thấy ngứa ngáy, thiếu thiếu sao đó. Mà nói thật tính mình rất ít bạn bè, lại ngại giao tiếp và nói chuyện trước đám đông, nhiều khi thấy vào game vậy mà vui hơn”.
Còn khi được hỏi về việc rèn luyện kỹ năng sống thì anh chàng trả lời ngay: “Ôi! Đề án cứ dồn dập mà mình chưa lo xong nữa, làm sao có thời gian đi học các lớp kỹ năng. Trước đây mình cũng từng đi học thử xem có “cai” game được không, nhưng học rồi lại quên, đâu lại vào đấy thôi”.
Đây chắc chắn không phải là vấn đề của riêng Hòa mà còn là tình trạng chung của số đông HS, SV. Nghiện game, ngủ gật trong lớp, đi trễ, “cúp” học, “nước đến chân mới nhảy, qua đầu mới bơi”… là những thói quen xấu xí khó bỏ và đang dần ăn sâu vào đời sống học đường. Tất cả những “cố tật” này cơ bản đều xuất phát từ thái độ và kỹ năng sống không lành mạnh. Các bạn HS, SV đã phần nào nhận ra được điều này nhưng đa số lại gặp khó khăn trong việc tìm ra giải pháp
Trà My (sinh viên năm cuối ngành Quản trị kinh doanh – Đại học Kinh Tế TPHCM) chia sẻ: “Đa số các bạn sinh viên chưa nhận ra tầm quan trọng của các kỹ năng sống, thêm vào đó là những thói quen xấu thường hấp dẫn hơn, nhất là các game online.
Vậy nên việc thiếu những kỹ năng quan trọng như giao tiếp, quản lý thời gian, làm việc nhóm…của sinh viên cũng là dễ hiểu.. Các lớp học kỹ năng hiện nay không thiếu nhưng chưa có một lớp học nào thuận tiện, tiết kiệm thời gian và chi phí phù hợp với sinh viên cả”.
Giải pháp nằm ở đâu?
Vấn đề rèn luyện thói quen tốt cũng như những kỹ năng cần thiết đang là một trong những nhu cầu có thật của học sinh – sinh viên. Thế nhưng đa số các bạn đều gặp khó khăn trong việc rèn luyện và trao dồi này. Hiện nay Hành trình Delta từ DetlaViet là một khóa học kỹ năng giúp các bạn học sinh – sinh viên thay đổi thói quen xấu và rèn luyện những thói quen tốt.
Tuy chỉ mới xuất hiện gần đây, nhưng chỉ trong vòng 1 năm Hành Trình Delta đã có hơn 1000 học viên từ 8 nước. Khóa học này được xây dựng dưới dạng tương tác và hoàn toàn trực tuyến do đó hoàn toàn phù hợp với thời gian linh động của HS, SV, đặc biệt là chi phí hoàn toàn phù hợp với HS, SV.
Khi tham gia khóa học các bạn sẽ được trải qua 66 ngày thử thách thú vị vừa rèn luyện thay đổi thói quen sống tích cực kết hợp với nâng cao các kỹ năng sống như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình…
Đặc biệt hơn cả là chỉ số KPI mà khóa học thiết kế có thể giúp bạn đánh giá thường xuyên được năng lực và sự tiến bộ của bản thân. Theo khảo sát có tới 96% các học viên tích cực nhận thấy được sự thay đổi rõ rệt sau khi tham gia khóa học Hành trình Delta.
Dưới đây là một số cảm nhận của các học viên sau khi tham gia khóa học
“Là một sinh viên năm 1 đầy bỡ ngỡ bước vào đại học, đến với hành trình Delta em thật sự bất ngờ với những giá trị mà mình nhận được, tự tin hơn trong giao tiếp, chia sẻ và thuyết trình, hiểu được tầm quan trọng của mục tiêu đối với thành công trong tương lai. Cám ơn hành trình Delta rất nhiều… (Phan Sắc Cẩm Ly – Đại học Hoa Sen – Hành trình Delta khóa 1)”
“Công việc của Nguyên đòi hỏi phải có sức khỏe tốt và khả năng học hỏi, sáng tạo. Vậy mà trước đây về tới nhà là Nguyên chỉ có chơi game và ngủ, sách báo cũng không đọc, bỗng một ngày thấy mình đang sống quá hời hợt, không có mục tiêu gì cả. May mắn là Nguyên đã tìm thấy khóa học Hành Trình Delta trực tuyến, giờ Nguyên luôn thấy tươi trẻ, có nhiều động lực để làm việc, cám ơn DeltaViet đã cho Nguyên một khởi đầu mới.”( Hồ Cát Nguyên, nam, 25 tuổi, tốt nghiệp khoa quay phim trường sân khấu điện ảnh, TPHCM. Hiện đang hợp tác với Yan.tv và Yeah1.tv)
Các bạn có thể xem thêm cảm nhận của các học viên tại đây: http://hanhtrinhdelta.com/index.php/hoc-vien/#callusnow
Thói quen quyết định cuộc đời bạn
Cuộc đời mỗi người thành công hay thất bại phần lớn là do thói quen. Nếu thói quen tốt sẽ giúp chúng ta đạt được thành công trong học tập, sự nghiệp, ngược lại thói quen xấu sẽ mang lại những thất bại. Do đó mà các bạn học sinh – sinh viên nếu đã gặp phải những vấn đề về thói quen và kỹ năng mềm thì hãy tìm ngay cho mình những giải pháp phù hợp nhất. Bởi mọi vấn đề khó hay là dễ phụ thuộc phần lớn vào quyết định của chính bạn. Càng nhận thức và thay đổi sớm, bạn sẽ càng nhận được nhiều lợi ích từ việc thay đổi thói quen sống.
Hành Trình Delta từ DeltaViet là một khoá học trực tuyến linh động và hiệu quả dành cho các bạn học sinh, sinh viên muốn phát triển thay đổi bản thân. Bạn có thể tìm hiểu thêm về khóa học tại:
Công ty cổ phần Phát Triển Tiềm Năng Việt
Phòng R7, tòa nhà Mai Linh – 214 Võ Thị Sáu, phường 7, quận 3, TPHCM
Hoặc truy cập ngay website http://hanhtrinhdelta.com/
Source: Báo Dân Trí