Tái cơ cấu từ một “khái niệm” bi quan đang trở thành một cơ hội đầy triển vọng. Vì thế, dù đang trong giai đoạn khó khăn nhưng các nhà đầu tư vẫn sẵn vàng đổ cả ngàn tỷ, huy động thêm nguồn lực con người, công nghệ… >> SHB đã “thâu tóm” thành công Habubank? >> Ngân hàng Đông Á tìm đối tác sáp nhập: Thận trọng tiến, lùi >> Ẩn số thương vụ Sacombank: Không chỉ là cuộc chiến giữa hai “đại gia”
Tin đồn và sự thật
Nếu đúng như cam kết từ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thì đến cuối quý I sẽ có những quyết định quan trọng liên quan đến tái cơ cấu ngân hàng, nhất là khi hồi đầu tháng đầu tháng 3, Chính phủ đã thông qua đề án tái cơ cấu ngành ngân hàng. Có lẽ vì thế, mà trong mấy ngày gần đây, giới ngân hàng đang rất ngóng đợi những quyết định quan trọng từ Ngân hàng Nhà nước khi mọi công tác chuẩn bị đã khá kỹ.
Mấy ngày gần đây, giới ngân hàng đang bàn tán về thông tin một ngân hàng do một đại gia BĐS sản đứng đầu ở phía Bắc đang có những động thái chuẩn bị về thủ tục, nhân sự và cả tài chính để cùng một ngân hàng khác ở phía Nam bàn tính chuyện hợp nhất.
Cơ sở cho động thái này được xác định là ông chủ ngân hàng miền Bắc đã tiếp cạn được một nhà đầu tư tiềm năng đến từ Trung Đông. Giới đầu tư cho biết, nếu điều này thành hiện thực thì đây hẳn là một điều đáng mừng vì các ngân hàng này không chỉ có nguồn lực lớn mà còn có sự tham gia của những nhà đầu tư chuyên nghiệp nhằm năng cao tiềm lực của mình về nhiều mặt.
Trong khi đó, mới đây nhất, khi Ngân hàng Đông Á đã đánh tiếng sẽ tìm kiếm đề hợp nhất với một đối tác khác để sáp nhập làm cho những thông tin đầu tư vào ngân hàng vốn đã sôi động và ngày càng có cơ sở.
Tương tự, Chủ tịch SHB Đỗ Quang Hiển dù chưa thể khẳng định về việc sáp nhập Habubank nhưng đã bày tỏ nhu cầu tìm kiếm những SHB đang trong quá trình tìm kiếm một vài đối tác để nhận sáp nhập vào SHB nhằm nâng cao tiềm lực, mở rộng quy mô.
Ở một mức độ không còn là ý tưởng hay tin đồn, HBBank đã từng sớm lên tiếng mua lại cổ phần của EVN tại ABBank khi thoái vốn. Trong khi đó, thương vụ ầm ĩ giữa Eximbank và Sacom bank cũng đã đi đến giai đoạn cuối khi nhóm đầu tư do Eximbank đại diện dường như đã biến một cuộc thâu tóm thù nghịch thành một cuộc xâm lấn hòa bình khi cả hai đã đạt được những thỏa thuận ban đầu theo hướng đôi bên cùng có lợi.
Nói về hiện tượng này, một chuyên gia đầu tư lại tỏ ra không mấy bất ngờ, ông nhấn mạnh đó là một quy luật: khó khăn và khủng hoảng luôn là những cơ hội để phát triển mới. Điều này một lần nữa cho thấy những lo ngại về tình hình ngân hàng như dư luận vừa qua là thái quá. Hành động của các nhà đầu tư cho thấy, họ đã nhìn thấy và đang tận dụng mọi cơ hội để bước vào ngành ngân hàng.
Trong khi mọi thông tin trên đây đều chưa được các chủ thể khẳng định thì Tienphongbank lại có diễn biến nhanh chóng và được cho là minh bạch nhất trong thời điểm rối thông tin.
Ngày 18/1/2012, Tập đoàn Doji đã tuyên bố đầu tư vốn, chính thức công bố trở thành đối tác chiến lược của TienPhongBank. Theo đó, Tập đoàn DOJI do Ông Đỗ Minh Phú – Chủ tịch HĐQT và ông Đỗ Anh Tú – Tổng giám đốc Công ty Diana Việt Nam cùng với các cổ đông khác nắm giữ tối đa 20% cổ phần để tham gia tái cấu trúc TienPhongBank.
Không dừng ở đó, sau khi có động thái đầu tư từ các cổ đông lớn trong nước, cổ đông nước ngoài của Tienphongbank là Tập đoàn tài chính SBI Holdings, Inc. Nhật Bản hiện đang sở hữu 4,9% cổ phần của TienPhong Bank đã rất sốt sắng với việc tăng vốn lên 1.500 tỷ đồng.
Đại diện SBI Holdings, Inc cho rằng, sự tham gia của một số nhà đầu tư mới của TienPhongBank, đặc biệt là Tập đoàn DOJI với kinh nghiệm quản trị rủi ro thành công trong lĩnh vực kinh doanh vàng bạc đá quý là cơ sở quan trọng để đồng ý với kế hoạch tăng vốn. Hơn thế, SBI Holdings, Inc không giấu đòi hỏi đi kèm với sự tăng vốn đi kèm với sự gia tăng về năng lực để tăng tốc phát triển trong tương lai.
Với diễn biến trên đây có thể, đầu tư ngân hàng vẫn là lĩnh vực thu hút rất nhiều nguồn lực và có được sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước. Và với những chuyển động trên đây, thị trường hẳn có cơ sở khi đã xuất hiện những thông tin cho biết, trong trong thời gian ngắn tới, có thể trong tháng 3 này sẽ có những chấp thuận từ cơ quan quản lý để mở đường cho các nguồn lực chính thức đổ vào các ngân hàng. Đó có thể xem là thời điểm quyết định cho một lộ trình mới.
Góc nhìn hy vọng
Khi bày tỏ ý tưởng về việc sáp nhập thêm các đối tác, ông Trần Phương Bình – Đông Á Bank cho rằng, những chủ trương của Ngân hàng Nhà nước gần đây và tình hình thị trường tài chính, ngân hàng trong giai đoạn vừa qua đã mở ra những cơ hội tăng tốc phát triển cho các ngân hàng có nền tảng nội lực vững chắc thông qua việc hợp tác, sáp nhập với các ngân hàng khác.
Tuy nhiên, cảm nhận trên của ông chủ từng đứng vững trong ngành ngân hàng là điều có thể dể hiểu. Nhưng đối với những khoản đầu tư mới vào ngân hàng không tránh khỏi những nghi ngờ với câu hỏi mạo hiểm?.
Nói về điều này, ông của ông Đỗ Minh Phú – Chủ tịch Tập đoàn DOJI lại cho thấy một tầm nhìn xa và lường trước khó khăn để đặt ra quyết tâm lớn. Ông nói, đối với Doji, chúng tôi không coi đầu tư vào ngân hàng là đầu tư mạo hiểm. Nếu cách đây 5 – 7 năm, ngân hàng là lĩnh vực “hot” nhất, cổ phiếu ngân hàng luôn cao chót vót, mọi người đề coi ngân hàng là con gà đẻ trứng vàng. Có lẽ vì kinh doanh ngân hàng quá dễ dàng tại thời điểm đó nên một số người quên rằng ngân hàng là lĩnh vực hết sức đặc thù và phúc tạp, cần phải có hệ thống quản trị thực sự nghiêm túc và chuẩn mực. Vì xa rời các nguyên tắc này mà nhiều ngân hàng đã vấp phải khó khăn như hiện nay.
“Ngân hàng là mạch máu của nền kinh tế nên tự thân nó không phải là trò chơi rủi ro, nhất thời người quản trị làm nó trở nên mất kiểm soát mà thôi. Vì vậy, với chúng tôi việc đầu tư vào ngân hàng là loại hình đầu tư đặc biệt, tiềm ẩn rủi ro cao nên sẽ tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên tắc về quản trị”, ông Phú nói.
Có lẽ với quan điểm đầu tư đó mà trong giai đoạn khó khăn mấy năm qua, vẫn có những thương vụ đầu tư thành công và từ đó có thể cho thấy một góc nhìn hy vọng từ những nguồn lực mới mang lại thành công mới cho các ngân hàng.
Năm ngoài, VPBank là tâm điểm của thị trường khi có một sự thay thế gần như toàn bộ nhân sự, đến nhận diện của ngân hàng này. Thời điểm đó, không ít người đã lo ngại với một nền tảng không lấy gì vững vàng, sự xáo trộn liên tục sẽ khiến ngân hàng này thêm khó.
Tuy nhiên, sau một năm kỷ niệm một năm đổi tên và nhận diện thương hiệu mới hay nói đúng hơn là thời của những nhà đầu tư mới đã cho thấy những thành công của ngân hàng này cả về quy mô và chất lượng.
Một thương vụ gần đầy nhất, GiadinhBank với nguồn đầu tư và sự quyết liệt của Vietcapital đã mang lại một sự thay da đổi thịt không chỉ về nguồn vốn, diện mạo mà còn cả vị thế phát triển mới.
Trước đó, kể cả khi kinh tế phát triển tốt hay khó khăn, mỗi lần các ngân hàng tăng vốn đều cho thấy một nguồn lực mới hào hứng đổ vào ngân hàng mang lại cho các tổ chức này tiềm lực tín dụng cao hơn và tất nhiên là những kế hoạch tham vọng hơn.
Có lẽ vì thế, khi khởi động quá trình tái cơ cấu, Ngân hàng Nhà nước dù có những cái khó nhưng luôn khẳng định về thành công. Và một trong những sự đảm bảo đó là những nguồn lực mới cả trong và ngoài nước luôn sẵn sàng đổ vào ngân hàng một cách mạnh mẽ.
Điều đó được thể hiện rõ nhất trong tuyên bố mới đây của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: trong quá trình tái cơ cấu, có rất nhiều nguồn lực cả trong và ngoài nước sẵn sàng tham gia. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước trước hết ưu tiên cho các nhà đầu tư và nguồn vốn nội địa.
Thực tế cho thấy, các nguồn lực đã sẵn sàng và đang chờ thời điểm quyết định. Vì thế, dù đang trong giai đoạn khó khăn nhưng các nhà đầu tư vẫn sẵn vàng đổ cả ngàn tỷ, huy động thêm nguồn lực con người, công nghệ… cho một cuộc chơi mới. Tất nhiên, sẽ còn nhiều thách thức nhưng một lộ trình mới và cơ hội mới luôn là sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư dám bỏ ngàn tỷ và đặt sự nghiệp kinh doanh của mình vào ngân hàng.
Theo Phước Hà
VEF
Source: Báo Dân Trí