Cộng đồng mạng phản đối dự luật SOPA/PIPA

TTO – Hai dự luật bảo vệ bản quyền trên mạng Internet có tầm ảnh hưởng vượt ra khỏi biên giới Hoa Kỳ đang chia đôi lượng phiếu bầu chọn từ các thượng nghị sĩ Quốc hội nước này, ủng hộ hay phản đối SOPA – PIPA. Trong khi đó, hầu hết những website lớn và cộng đồng mạng trên thế giới đều lên tiếng phản đối mặt trái của hai dự luật.

Cộng đồng mạng phản đối dự luật SOPA/PIPA

>> Cộng đồng mạng “tắt điện” phản đối SOPA và PIPA
>> Megaupload đóng cửa vì “vi phạm luật bản quyền”

Sôi sục không khí đấu tranh chống lại SOPA và PIPA – Ảnh: Google.com

Đấu tranh mạnh mẽ nhất vẫn là Wikipedia. Website này đã kêu gọi người dùng Internet kí tên (bằng cách cung cấp các thông tin liên quan để xác thực việc kí tên) vào một bản kiến nghị chung.

Website protestsopa.com đăng tải những ý kiến phản đối SOPA của những người nổi tiếng và nhiều tổ chức uy tín trên thế giới.

SOPA/PIPA: lợi ích và mặt trái của lợi ích

Từ cuối năm 2011 đến đầu năm 2012, Internet toàn cầu đã “dậy sóng” bởi hai dự luật chống xâm phạm bản quyền nội dung số của Thượng viện và Hạ viện Mỹ. Có thể tóm gọn rằng, SOPA (Stop Online Privacy Atc – Dự luật chống vi phạm bản quyền trên mạng) hay PIPA (Protect IP Act – Dự luật Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ) được ra đời với một mục đích tốt nhưng lại đụng chạm trực tiếp đến tính “mở” của cộng đồng Internet.

Biểu tình phản đối SOPA và PIPA tại Thổ Nhĩ Kì – Ảnh: parlourmagazine

Về lợi ích, nếu một trong hai dự luật được Quốc hội Mỹ thông qua, người mừng vui chính là những hãng phim ảnh, nhạc số, phần mềm, game,…(gọi chung là các hãng sản xuất nội dung số). Các hãng này sẽ không bị thất thoát doanh thu vì tình trạng vi phạm bản quyền như băng đĩa lậu, phần mềm bẻ khóa,…Qua đó, cũng thể hiện tham vọng của các nghị sĩ Mỹ: biến Internet thành một phiên chợ không gian lận.

SOPA/PIPA trên Nhịp Sống Số

* Cộng đồng mạng “tắt điện” phản đối SOPA và PIPA
*
Megaupload đóng cửa vì “vi phạm luật bản quyền”
* Wikipedia tiếng Anh đóng cửa 24 giờ
* Hacker Anonymous lại “khuấy động” website công quyền
* Những sự kiện công nghệ thay đổi thế giới 2011
* GoDaddy bị hacker “đe dọa” vì ủng hộ SOPA
* Wikipedia dọa khóa tất cả bài viết tiếng Anh
* Thế giới Internet chao đảo vì dự luật SOPA

Nhưng cái cách mà SOPA/PIPA “làm sạch” Internet lại không được phần còn lại của thế giới ảo đồng tình. Nếu một website bị phát hiện có dấu hiệu vi phạm bản quyền, bên nắm giữ bản quyền có quyền được khiếu nại. Khi khiếu nại thành công, website vi phạm sẽ bị chặn truy cập, hoặc bị “niêm phong” trang chủ, bị loại ra khỏi các kết quả tìm kiếm của Google, Bing, Yahoo,…và sớm muộn cũng lụn bại vì bị cô lập.

Có thể nhiều người sẽ cho rằng hình phạt như thế là xứng đáng. Nhưng đối với những website mà phần lớn nội dung do người dùng đóng góp như Wikipedia, Youtube, các mạng xã hội,…việc vi phạm bản quyền là điều không thể tránh khỏi. Hơn nữa, việc kiểm soát nội dung đăng tải của hàng triệu người dùng là việc bất khả thi đối với các website trên.

Trước đây, bạn tải một video lên YouTube và muốn “đăng kí” bản quyền với YouTube, bạn sẽ phải trải qua khá nhiều bước xác minh phức tạp. Nếu người dùng khác đăng tải trái phép video của bạn, bạn có thể báo cáo với YouTube để gỡ bỏ video của người dùng kia, thậm chí là xóa hoàn toàn tài khoản vi phạm tùy mức độ.

Nhưng nếu SOPA/PIPA có hiệu lực, không chỉ cá nhân vi phạm bị xử lý, mà cả YouTube cũng phải hầu tòa và chịu trách nhiệm. Kết cục là YouTube sẽ bị chặn truy cập, đồng thời phải bị loại bỏ khỏi các kết quả tìm kiếm của Google (“cha đẻ” của YouTube)!

Với SOPA/PIPA, một người bình thường cũng có thể “tiêu diệt” Facebook. Ảnh: Internet

Từ mâu thuẫn này, cộng đồng mạng đưa ra một viễn cảnh đen tối khi mà các thế lực trên Internet biến SOPA/PIPA thành vũ khí để cạnh tranh không lành mạnh. Chẳng hạn như một dịch vụ chia sẻ video trực tuyến nào đó sẽ cho người đăng tải lên YouTube một nội dung vi phạm bản quyền, buộc YouTube vào thế khó.

Và hơn nữa, nếu tồn tại một đạo luật kiểu như SOPA hay PIPA, thế giới Internet sẽ tràn lan những vụ tranh chấp và kiện tụng. Những kho tri thức do cộng đồng đóng góp kiểu như Wikipedia sẽ bị đóng cửa. Bạn sẽ phải trả phí để tiếp cận những nguồn tài liệu phục vụ công việc và học tập trên Internet.

SOPA hay PIPA nếu có hiệu lực sẽ không chỉ ảnh hưởng trong phạm vi nước này, mà còn ảnh hưởng rộng đến toàn cầu. Bởi lẽ, Mỹ vốn là “cái rốn” của công nghệ. Những dịch vụ Internet hàng đầu mà thường ngày chúng ta vẫn dùng như Google, Facebook, Twitter, Yahoo… đều có đại bản doanh trên đất Mỹ. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, không ít những website mua tên miền .com .net .org từ các nhà cung cấp của Mỹ.

(*): tên bộ phim World without thiefs do Lưu Đức Hòa thủ vai chính.

DUY NGUYỄN

Những con số đáng lưu ý

3 triệu chữ kĩ phản đối hai dự luật SOPA/PIPA từ cộng đồng mạng tại Mỹ nói riêng và thế giới nói chung.

887 ngàn người Mĩ gửi thư yêu cầu Quốc hội Mỹ đối chất rõ ràng về hai dự luật qua website AmericanCensorship.org.

113 ngàn người Mỹ kiến nghị lên Nhà trắng để phản đối.

204 doanh nhân nổi tiếng đã viết thư đến Quốc hội Mỹ bày tỏ sự ảnh hưởng của SOPA và PIPA, trong đó nhấn mạnh rằng hai dự luật này sẽ “gây tổn hại đến sự phát triển của kinh tế và tương lai của trẻ em”.

41 tổ chức nhân quyền đã viết thư cho các cơ quan truyền thông bày tỏ quan điểm của mình.

9 tập đoàn công nghệ lớn như AOL, Ebay, Google, Facebook, Twitter, Linkedin, Zynga, Mozilla, Apple công khai lên tiếng cho rằng SOPA và PIPA sẽ ảnh hưởng đến tương lại internet và cơ hội nghề nghiệp.

1 người được coi là “đấng tạo hóa” của Internet: Vinto Cerf cũng lên tiếng phản đối hai dự luật của Thượng viện và Hạ viện Mỹ.

Source: Báo Tuổi Trẻ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.